Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Geylang (Phan An)

Em ngước lên nhìn tôi. Lúc đó trời đã tạnh mưa, người ta lại đổ ra ngồi bên những cái bàn kê la liệt trên vỉa hè. Tôi đang đi ngang qua những tấm biển ghi chữ Tàu màu vàng trên nền đỏ, những tấm biển chào mời ăn cháo ếch và gà nấu nồi đất, lại có một tấm biển đề "Bar Xinh Đẹp," thì em ngước lên nhìn tôi. Hoặc chỉ là nhìn thấy tôi, thế nào cũng được. Tôi không biết miêu tả ánh mắt của một người, những là hồ thu, và long lanh, nào lông mày như rèm cửa trong khi lông tao như chổi cùn các thứ - ngày xưa đi học và ngày nay viết lách lung tung những khi rảnh rỗi cho qua tháng đoạn ngày tôi luôn tránh tả các thể loại nhân diện như người ta tránh hủi. Nhưng đúng lúc tôi bước ngang qua thì em ngước mắt lên nhìn tôi. Em lại còn cười nhẹ một phát. Thế là tôi biết em là người Việt. Quả thật thần sầu. Nói sến mà rằng, như là mối nhợ tâm linh giữa hai tâm hồn xa xứ vậy, liếc phát biết ngay. Tưởng chừng có thể tới vỗ vai hoặc phía dưới vai một ít để chào mừng, thay cho đại bác hay súng lệnh như mỗi lần có nguyên thủ quốc gia được thủ đô chào đón. Nhưng tôi không tới vỗ vai hoặc cái bộ phận phía dưới vai của em. Vì em không ngồi một mình. Tất nhiên là dung mạo em cũng chẳng có gì xuất chúng, thậm chí má em hơi hóp, mũi em hơi khoằm, em lại đánh một cú má hồng kinh điển, nhìn chẳng khác nào chú Tễu, nhưng ở khu vực này chẳng có con gái hoặc con mụ nào ngồi một mình. Hay đứng một mình. Hay nằm một mình. Chính thế, em ngồi cùng bàn với ba thằng cha hình dung kì dị, gồm một thằng hói bụng phệ, một thằng hói ốm đói, và một thằng hói sống nội tâm không xác định được gia cảnh. Chúng nó ăn uống nhuồm nhoàm và tán láo bằng tiếng Tàu. Em ngồi với bọn ấy. Nên chi khi tôi đi ngang qua và em ngước mắt lên nhìn thì tôi không nói gì cả, cho dù tôi biết em là người Việt, vì cái sợi dây tâm linh huyền bí dài bốn ngàn năm có lẻ mà tôi đã nói phía trên, và tôi cứ thế đi luôn. 

Em sẽ thông cảm cho tôi. Em sẽ không trách tôi về cái sự lạnh nhạt của tình đồng hương. Vì tôi có biết em đâu mà chào với chả mừng. Em bảo bọn nguyên thủ cũng chả biết gì nhau, nhưng chúng vẫn treo cờ và bắt tay đấy ư? Em ơi bọn ấy là cái bọn đạo đức giả, nói làm gì. Đầu tháng chúng nó bắt tay Tàu, cuối tháng lại thấy chúng nó bắt máy bay bay sang bắt tay Tây. Nói làm gì. Sự thể là, tôi chẳng biết em. Cũng như em chẳng biết tôi. Em nhìn tôi, rồi em cười với tôi, chẳng qua là vì bọn kia nói tiếng Tàu xí lô xí là, em chẳng hiểu cái ôn gì, nên em nhìn vu vơ cười hơ hớ đấy thôi. 

Nhưng tôi vẫn muốn nghĩ một ít. Nghĩ vu vơ thôi, chẳng có ý nghĩa gì rõ rệt. 

Tôi tự hỏi tên em là gì. Khi em cất tiếng khóc chào đời, khi mẹ em còn đầm đìa mồ hôi, nét mặt đau đớn mà mãn nguyện, khi bố em lúng túng đỡ lấy em nhỏ xíu nhăn nheo trong hai bàn tay thô ráp to bè, miệng nở nụ cười ngượng nghịu mà lòng chỉ muốn hét cho vỡ cái sự sung sướng ngập tràn của mình ra, thì em đã có tên rồi. Tên em là gì? Hẳn là cái tên bố mẹ đặt cho lúc sinh thành, mong cho em lớn lên được bình an, hạnh phúc. Cha mẹ nào lại chẳng muốn con mình được bình an hạnh phúc. Tên tôi trong chữ Hán là hình ảnh người phụ nữ dưới mái nhà. Như em ngồi dưới mái nhà. Chắc là cha mẹ tôi cũng chỉ mong muốn tôi hạnh phúc và bình an thế thôi. Còn em thì sao? Em còn giữ cái tên bố mẹ đặt cho không, hay em đã đổi cái tên gì đó cho dễ đọc dễ nhớ hơn rồi? 

Quê em ở đâu? Quê tôi ở xa lắm, thậm chí cách đây không lâu còn không có được cái tên trên bản đồ. Làng tôi không đẹp. Con sông chảy quanh làng, người ta đào lấy cát bán cho thương lái, lòng sông nhiều hố sâu, nên nhiều người chết đuối. Thầy dạy tôi năm lớp ba, vợ con thầy chết đuối, thầy ngất xỉu trước mặt tôi, trên bờ sông. Rồi thầy bỏ làng đi mất. Nhà thầy giờ bỏ hoang, trước sân dây bìm bìm mọc nhiều. Quê em có sông không? Quê em có đẹp không? Chắc là không, vì em cũng bỏ làng đi mất rồi, như thầy tôi vậy. "Bao đứa trẻ con đã chết, dưới mặt trời ô nhục…" Không em, quê hương mình không đẹp chút nào đâu. Người ta chỉ chụp ảnh thôi, trong ảnh chỉ có cò bay, không có người chết đuối, không có thầy tôi ngất xỉu. Những đồng xanh, biển rộng, núi cao chỉ là lừa mị. Không đẹp chút nào đâu. 

Em đi học trường nào? Các thầy cô có cưng em không? Thầy giáo có gọi em lên bảng và lấy thước khẽ vào ngón tay? Cô giáo có khen em viết văn hay, bảo sau này em có thể trở thành nhà văn, nhà báo? Trước trường có ông lão bán kem, bán kẹo bông, khắc bút không? Bạn thân nhất của em đang làm gì? Đứa bạn cùng bàn vẫn thường cùng em kẻ nét phấn tranh giành từng xen-ti-mét mặt bàn giờ này ở đâu? Mỗi năm em có đi họp lớp không? Chắc là không. Năm ngoái tôi có đi họp lớp đấy. Tôi gặp lại bạn bè tôi, họ lớn cả rồi, họ có chồng có vợ. Có những người giàu, cũng có những người chưa thành công mấy. Có những người tôi chỉ còn nhớ mặt chứ không nhớ được tên, tôi nhìn họ rồi cười. Em cũng sẽ nhìn bạn em rồi cười. Có thể. Hoặc cũng có lẽ em không nhìn, cũng không cười. Em sẽ cười với tôi, một người không quen biết đi ngang qua trước mặt, em sẽ cười với ba lão già mọi rợ nói thứ tiếng em không hiểu, nhưng có lẽ em sẽ không cười với bạn bè em, cũng như bạn bè em có lẽ sẽ không cười với em khi tình cờ gặp nhau trên đường.

Bố mẹ em làm nghề gì? Bố mẹ em muốn em làm nghề gì? Lúc còn bé em muốn làm nghề gì? Lúc còn bé tôi gầy tong teo, cổ tôi hõm sâu, vai tôi nhô lên nhọn hoắc, ước mơ của tôi là lái tàu vũ trụ. Vì người ta bảo tôi: Nước ta đã bay vào vũ trụ được rồi. Nên có ai hỏi tôi muốn làm gì sau này, tôi đáp ngay "Phi hành gia." Họ cười. Tôi cũng cười, thích chí lắm, tôi hãnh diện vì có một ước mơ phi thường. Em có muốn lái tàu vũ trụ không? Vẫn có phi công là phụ nữ đấy em. Không phải của nước mình, hiển nhiên rồi. Nước mình chỉ có vài phi công lái máy bay hạng nhỏ tới tới lui lui giữa Sài Gòn và Phú Quốc thôi. Nhưng con người có giấc mơ, tuy rằng mỗi sáng mở mắt ra, hay là mười năm, hai mươi năm mở mắt ra, chúng ta đã quên gần hết những giấc mơ rực rỡ của mình mất rồi. 

Em có nhớ bố mẹ, nhớ em không? Khi em về chơi Tết em mua cho em trai của em cái gì? Em của em có mừng không? Có chạy ra đầu làng đón chị, mở tung túi xách của chị, rồi đem chiếc xe hơi bằng nhựa chạy pin qua nhà hàng xóm để khoe với bạn không? Tôi có đến bốn người chị, một người anh. Anh chị tôi học ở Sài Gòn, học ở Hà Nội, đến Tết thường về nhà ăn Tết vài bữa, rồi lại đi. Tôi nhớ có năm, anh con nhà bác Hai tôi không có tiền về tàu, phải bám theo xe đò. Năm đó có tin xe đổ dưới đèo, hai mươi mấy người chết. Năm nào cũng có tin xe đổ dưới đèo, hai mươi mấy người chết. Tôi nhớ bác tôi xuống nhà tôi, ngồi trên bậc cửa, khóc. Bác tôi không có tiền cho anh tôi đi tàu, bác tôi khóc. Cha tôi cũng khóc. Hai ông già ngồi khóc trên bậc cửa trước nhà ngày ba mươi Tết. Tết nhất có vui vẻ gì đâu. Nhưng tôi có biết gì đâu. Con nít chẳng biết gì. Mà thật ra vậy cũng là điều hay. Ngày Tết em về chơi, chắc em của em mừng lắm. 

Em đã yêu thương ai chưa? Đã từng để ý ai chưa? Hồi nhỏ tôi thích một cô bạn cùng lớp, hiền lành, tóc dài, đeo kính. Hi. Thích vậy thôi chứ chẳng dám nói gì cả. À, có mấy lần tôi đi ngang qua nhà, nhìn lên cửa sổ sáng đèn mà tự hỏi không biết giờ này cô ấy đang làm gì. Thế thôi. Bây giờ thì cô bạn có đến hai mặt con rồi, vậy mà cũng đã gần hai mươi năm. "Cô bé tôi yêu giờ đã lấy chồng, béo tốt càu nhàu tẻ nhạt…" Mà không, đó không phải là yêu đương gì đâu. Cũng như em vậy, tình cảm của em đối với cậu bạn học giỏi, hát hay, vẽ đẹp, tóc tai bù xù ấy cũng không phải yêu. Thật ra yêu hay không đâu có chút gì quan trọng. Thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ về cô bạn thuở nhỏ của tôi, thỉnh thoảng em vẫn nghĩ về cậu bạn thiếu thời của em, vậy chẳng phải đã đủ rồi sao?

Em có bao giờ buồn không? Khi buồn thì em làm gì? Khi buồn thì tôi viết cái gì đó, trong khi vẫn nghe cái gì đó. "Bao giờ tôi gặp em lần nữa, ngày ấy thanh bình chắc nở hoa…" Chẳng hạn thế. Người ta nói khi buồn thì đừng nghe nhạc buồn. Tôi thì làm ngược lại. Tôi biết giấu nỗi buồn đi đâu. Tôi biết trốn nỗi buồn đi đâu. Còn em thì sao? Khi buồn thì em làm gì? 

Em có bao giờ đọc sách không? Em có bao giờ đọc báo không? Về cái tin người Việt làm gái nhiều nhất Mã Lai ấy? Về cô bé không mặc áo ngực đang nổi tiếng xa gần ấy? Về ông chủ tịch vừa đi Mỹ, một người tù tuyệt thực, và người ta lại chia làm hai phe, chửi nhau như thường lệ? Tôi vẫn nghĩ, và tin rằng một xã hội sẽ tốt đẹp khi ai cũng có việc để làm, và ai cũng làm tốt công việc của mình. Thế mà tôi chờ mãi, sao vẫn chưa thấy gì tốt đẹp. Tôi phải chờ đến bao giờ nữa. Em phải chờ đến bao giờ nữa. Có thể em vẫn còn trẻ, nhưng mắt em đã quầng thâm rồi.

Rồi em có nghĩ đến tôi không? Lúc em ngước nhìn lên, em có nhận ra tôi không? Tôi đây mà. Nhà tôi ở đầu xóm, bố em từng gánh giúp mẹ tôi bó lúa, hồi lớp bảy tôi ngồi cách em một dãy bàn, tôi vẫn len lén liếc nhìn em. Em nhận ra tôi chứ? Em sẽ thông cảm cho tôi chứ? Em phải thông cảm cho tôi. Em phải tha thứ cho tôi. Tôi có làm được gì cho em đâu. Ở nơi đất khách quê người này, bắt gặp ánh mắt của em, ánh mắt của một người cùng quê hương xứ sở, mà một câu chào tôi cũng không nói được. Tôi để em ngồi lại giữa những con người xấu xí xa lạ và bẩn thỉu, họ làm nhục em, thầy cô, bố mẹ, bạn bè em, quê hương xóm làng em. 

Mà trời thì tạnh rồi chứ có mưa gì nữa đâu.

Dạy Con Kỹ Năng Sinh Tồn

Nhân đọc bài báo "Hành trình leo Fanxipan của "phượt nhí" 5 tuổi". Link và nội dung bài báo ở phía cuối note này.

Mình không chỉ trích, nhận xét tốt, xấu về việc làm của người cha, chỉ muốn nói về cách dạy trẻ kỹ năng sống.

Ở đây, mình hiểu là người cha muốn dạy cho con về kỹ năng sinh tồn (survival skills) chứ không đơn thuần là rèn luyện sức khỏe, song mình cho là anh chưa xác đúng kỹ năng sinh tồn cần thiết cho trẻ ở lứa tuổi của con anh - 5 đến 8 tuổi - là gì. Điều này còn tùy thuộc vào môi trường đứa trẻ đang sống, bởi vì rèn luyện cho chúng những kỹ năng này chẳng phải để chúng có thể tự lo cho thân ở những tình huống khó khăn mà chúng có khả năng sẽ gặp phải, mà trước tiên là ở ngay tại môi trường chúng đang sống hàng ngày đó sao ? 

Ở tuổi này, nhất và với trẻ đang sống ở một đô thị bình thường, mình cho rằng những kỹ năng dưới đây mới là cần thiết nhất.

1. Làm gì khi bị lạc ?

- Dặn trẻ dừng ngay tại điểm mình bị lạc.

Lúc mình được 4 tuổi, bố hay dẫn mình đi ăn quà vặt, đi chơi vào mỗi sáng chủ nhật. Có lần, mình bị lạc ngay ở đoạn trước cổng chợ. Người qua lại đông kinh khủng, mình hoàn toàn mất phương hướng vì mình bé tẹo, lọt thỏm giữa rừng người, nhưng mình nhớ lời ông dặn là khi bị lạc thì luôn đứng yên ở chỗ bị lạc, không được tự ý đi lang thang. Mình đang mếu máo thì ông quay ngược lại và tìm thấy mình. Điều này, mình đã nhắc lại với các con.

- Nếu tìm sự giúp đỡ thì đối tượng có thể tin tưởng là những người mặc đồng phục như cảnh sát, nhân viên an ninh, nhân viên của địa điểm mình đang bị lạc (như siêu thị, khu vui chơi... ).

Một lần, nhà mình chờ chuyển tiếp ở một sân bay, thời quan quá lâu nên việc để mắt liên tục đến chúng trở nên rất mệt mỏi, loáng một cái con biến mất khỏi tầm mắt. Hắn đã biết túm lấy một cô mặc đồng phục, nhân viên trong sân bay để được họ lên loa thông báo cho bố mẹ tới nhận.

- Mẹo vặt giúp con gây tiếng ồn khi bị lạc (trường hợp trẻ không có điện thoại).

Khi cho con đi chơi ở những khu vui chơi quá rộng, người đông, khó tìm được nhau, giống như Disney Land chẳng hạn, bố mẹ nên bỏ vào túi con một chiếc còi đồ chơi để chúng có thể thổi khi lạc bố mẹ hoặc rơi vào tình huống bị làm cho sợ hãi.

2. Dạy chúng cách xem bản đồ.

3. Dạy chúng bơi.

4. Dạy chúng cách sơ cứu như rửa vết thương, khử trùng vết thương, dán băng y tế đơn giản...

5. Ở nhà một mình.

Nguyên tắc là không được mở cửa cho bất cứ ai trừ bố mẹ nhưng nếu thấy có người có vẻ cố tình rình rập ở cửa để vào nhà thì trẻ nên bật TV thật lớn, gây tiếng ồn trong nhà để kẻ lạ mặt nghĩ trong nhà có người lớn. 

6. Khi bố mẹ gặp sự cố như bất tỉnh, tai nạn. 

Ở tủ lạnh, mình luôn treo một list số điện thoại quan trọng như xe cấp cứu, cứu hỏa, cảnh sát... Dạy trẻ cách gọi điện tới số gọi cấp cứu khi cần, nếu dùng điện thoại di động thì để loa để vừa nói được, vừa có thể giúp đỡ bố/mẹ, người đang ở trong trạng thái bị thương chẳng hạn.

7. Xác định thực phẩm nào ăn được trong trường hợp cần sống sót.

Không phải đi đâu xa, thiết thực nhất là ngay tại trong nhà, nhiều trẻ ở thành phố hoàn toàn lúng túng khi bị đói  lúc chỉ có một mình. Trước đây có trường hợp một bé tuổi mẫu giáo đã sống sót khi bị bỏ quên trong nhà nhiều ngày nhờ biết tự mở tủ lạnh, lôi tất cả những thứ có thể ăn được như trứng sống ra ăn. Trẻ em ở phố hầu hết ít để ý tới điều này. Thậm chí, tụi trẻ như con mình, sinh ra ở Thụy Sĩ, từ bé tới giờ chỉ uống nước chai Evian, còn không có thói quen uống nước ở vòi hay đun nước máy sôi lên để uống, vì thế, rất thường xuyên mình phải nhắc chúng đừng quên là nếu có lúc nào nhà hết nước chai, các con phải biết là nước vòi dùng được hoặc tìm kiếm ở những nguồn khác trong trường hợp đặc biệt, như mở ấm nước điện vẫn đang còn nước, dùng đá trong tủ lạnh làm tan chảy, để ý các loại đồ ăn khô có thể ăn được có trong các hộc tủ, đồ ăn sống trong tủ lạnh...

Dạy chúng xác định thực phẩm trông như thế nào là đã hỏng, mốc, không còn có thể ăn được (trong sinh hoạt hàng ngày).

Nếu ai sống ở môi trường có đất đai, gần thiên nhiên thì dạy con cách nhận diện, xác định nguồn thực phẩm từ cây quả, thảo dược.

8. Dạy chúng về các thao tác thoát hiểm khi có hỏa hoạn, có động đất, trong trường hợp nguy cập nhất, phải lánh nạn thì cố gắng nhặt theo thứ cần kíp nhất, như điện thoại, chai nước (đồ ăn, đèn pin, nếu có thể), vật dụng nào gây tiếng ồn như còi (đồ chơi bình thường bố mẹ vẫn rất ghét ý lại rất có ích trong nhiều trường hợp đấy nhé).

9. Dạy chúng cách đi đường một mình an toàn.

Tụi trẻ nhà mình bắt đầu tự đi học bằng các phương tiện công cộng hoặc tự đi lại trong thành phố bằng taxi từ lớp 3, vì thế, dặn chúng nhận diện phương tiện như biển số xe, tên công ty xe, những tòa nhà hay biển hiệu quan trong trên con đường lạ chúng đi qua là rất cần thiết, ngoài ra, chúng cần mang theo điện thoại và đảm bảo là không được chơi games đến vạch pin cuối cùng. 

Khi về Việt Nam, mình dặn chúng ở trường hợp bị lạc mà không có điện thoại trên người, không vội vàng túm lấy người lạ để xin giúp đỡ mà vì môi trường sống ở VN không an toàn như ở Sing, nên bình tĩnh quan sát và đi vào một nhà hàng, cửa hiệu nào nhìn đàng hoàng, có vẻ tin cậy được nhất, ngồi đó và gọi nhờ điện thoại ở lễ tân cho người nhà.

Đối với trẻ nhỏ tuổi như chúng, dạy tự vệ không quan trọng bằng việc phòng tránh mối nguy hiểm, vì chúng quá nhỏ, nếu gặp kẻ gian là người lớn thì chúng khó mà chống cự được, vì vậy cần :

- Dặn con  cố gắng tránh đi vào toilet ở nơi công cộng một mình, nếu có bạn đi cùng thì cũng không la cà lâu ở bên trong. Nếu có anh, chị, em thì luôn đi với nhau, trông chừng nhau ở những nơi thế này. 

- Dạy trẻ không nhận bất cứ món đồ ăn nào từ người lạ, không nói chuyện. Ở trường, ngoài giáo viên ra, con không được tiếp nhận và tin vào bất cứ một thông tin gì khác lạ so với thường ngày mà không tự miệng bố mẹ dặn dò.

- Trường hợp bỗng bị kẻ nào lôi đi mà không thể bỏ chạy được vì bị túm giữ thì kháng cự bằng cách đu chặt lấy chân kẻ gian, cố gắng nằm xoài ra đất, dùng sức nặng của cơ thể mình víu xuống và kêu gào hết sức có thể, để cản trở việc kẻ gian di chuyển (như lôi vào xe).

10. Nếu có điều kiện thì tiếp đến, mới dạy chúng những kỹ năng khác, ít khẩn cấp hơn như nhóm lửa, cách làm chín thực phẩm một cách đơn giản, mở nắp hộp đồ ăn (ở nước ngoài), cách dùng tấm khăn, vải để lọc nước bẩn và đun chín ở trường hợp bị khát ở nơi không có nước sạch, cách dựng lều hoặc che phủ kín toàn thân để ngủ mà không bị muỗi... 

Bố mẹ cũng có rất nhiều điều phải học để bảo vệ con mình trước khi dạy con mình những kỹ năng sống sót cần thiết đấy. Một ví dụ nhỏ thế này. Mình nhớ đã từng xem phóng sự về một vụ trẻ con bị bắt cóc ở một khu vui chơi. Kẻ bắt cóc đã nhanh tay thay đồ cho đứa trẻ. Nhân viên an ninh của khu vui chơi đã được huấn luyện cho những công việc này nên họ đã chặn tất cả các cửa và dặn cha mẹ đứa trẻ là phải chú ý tới đôi giầy của mỗi đứa trẻ để nhận diện con chứ đừng nhìn lướt qua quần áo, vì kẻ bắt cóc thường chỉ kịp thay quần áo chứ ít chú ý tới giầy dép. Thật là một kinh nghiệm hữu ích.

Tóm lại, việc cho trẻ ở tuổi hai bé leo lên Fanxipan để rèn luyện về kỹ năng sống sót, không thực sự cần thiết mà hiệu quả giáo dục không cao. Ở chuyến đi này, các bé chỉ rèn được thể lực cho một chuyến đi đường trường, địa hình nguy hiểm, mà điều này thì anh hoàn toàn có thể dạy được cho con ở những chuyến đi nhẹ nhàng hơn như Sapa, Mộc Châu. Mình vẫn cho các con đi trekking vài ngày dưới trời mưa và lạnh  hoặc lên núi ở độ cao vài nghìn mét, -15 độ, nhưng mình cho chúng đi như một chuyến du lịch, để thăm xem, khám phá bình thường và luôn ở điều kiện an toàn tuyệt đối (không có những đoạn đường nguy hiểm), chứ không phải đi với chủ ý bắt chúng phải rèn luyện, nếu chúng có học được gì đó từ những chuyến đi này thì tốt cho chúng. Ngoài ra, điều quan trọng là trẻ phải hiểu được mục đích của chuyến đi và thích thú với nó, tuyệt đối không được bắt ép con làm theo. 



(Người Hay Ăn)

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

             o  ,    o  ,                                       SAIGON                                 Astronomical Applications Dept.
Location: E106 40, N10 47                          Rise and Set for the Sun for 2013                   U. S. Naval Observatory        
                                                                                                       Washington, DC  20392-5420     
                                                      Zone:  7h East of Greenwich                                                     
                                                                                                                                      
                                                                                                                                      
       Jan.       Feb.       Mar.       Apr.       May        June       July       Aug.       Sept.      Oct.       Nov.       Dec.  
Day Rise  Set  Rise  Set  Rise  Set  Rise  Set  Rise  Set  Rise  Set  Rise  Set  Rise  Set  Rise  Set  Rise  Set  Rise  Set  Rise  Set
     h m  h m   h m  h m   h m  h m   h m  h m   h m  h m   h m  h m   h m  h m   h m  h m   h m  h m   h m  h m   h m  h m   h m  h m
01  0612 1742  0617 1757  0608 1803  0550 1804  0535 1806  0530 1813  0535 1819  0542 1817  0544 1803  0542 1744  0545 1729  0556 1729
02  0612 1743  0617 1757  0608 1803  0550 1804  0535 1806  0530 1813  0535 1820  0542 1817  0544 1802  0542 1743  0545 1729  0557 1729
03  0612 1743  0617 1758  0607 1804  0549 1804  0534 1806  0530 1813  0535 1820  0542 1817  0544 1802  0542 1743  0545 1729  0557 1729
04  0613 1744  0616 1758  0607 1804  0549 1804  0534 1806  0530 1813  0536 1820  0542 1816  0544 1801  0542 1742  0545 1728  0558 1729
05  0613 1744  0616 1759  0606 1804  0548 1804  0534 1806  0530 1814  0536 1820  0542 1816  0543 1800  0542 1741  0546 1728  0558 1730
06  0613 1745  0616 1759  0606 1804  0548 1804  0533 1806  0530 1814  0536 1820  0543 1816  0543 1800  0542 1741  0546 1728  0559 1730
07  0614 1745  0616 1759  0605 1804  0547 1804  0533 1807  0530 1814  0536 1820  0543 1815  0543 1759  0542 1740  0546 1728  0559 1730
08  0614 1746  0616 1759  0605 1804  0546 1804  0533 1807  0530 1814  0537 1820  0543 1815  0543 1759  0542 1740  0546 1728  0600 1731
09  0614 1747  0615 1800  0604 1804  0546 1804  0533 1807  0530 1815  0537 1820  0543 1815  0543 1758  0542 1739  0547 1727  0600 1731
10  0615 1747  0615 1800  0603 1804  0545 1804  0532 1807  0530 1815  0537 1820  0543 1814  0543 1757  0542 1739  0547 1727  0601 1731
11  0615 1748  0615 1800  0603 1804  0545 1804  0532 1807  0531 1815  0537 1820  0543 1814  0543 1757  0542 1738  0547 1727  0601 1732
12  0615 1748  0615 1801  0602 1804  0544 1804  0532 1808  0531 1816  0538 1820  0543 1813  0543 1756  0542 1737  0548 1727  0602 1732
13  0615 1749  0614 1801  0602 1804  0544 1804  0532 1808  0531 1816  0538 1820  0543 1813  0543 1755  0542 1737  0548 1727  0602 1733
14  0616 1749  0614 1801  0601 1804  0543 1804  0531 1808  0531 1816  0538 1820  0543 1813  0543 1755  0542 1736  0548 1727  0603 1733
15  0616 1750  0614 1801  0601 1804  0543 1804  0531 1808  0531 1816  0538 1820  0543 1812  0543 1754  0542 1736  0549 1727  0603 1733
16  0616 1750  0613 1801  0600 1804  0542 1804  0531 1808  0531 1817  0539 1820  0544 1812  0543 1753  0542 1735  0549 1727  0604 1734
17  0616 1751  0613 1802  0559 1804  0541 1804  0531 1809  0532 1817  0539 1820  0544 1811  0543 1753  0542 1735  0550 1727  0604 1734
18  0616 1751  0613 1802  0559 1804  0541 1805  0531 1809  0532 1817  0539 1820  0544 1811  0543 1752  0542 1734  0550 1727  0605 1735
19  0617 1752  0612 1802  0558 1804  0540 1805  0531 1809  0532 1817  0539 1820  0544 1810  0543 1751  0543 1734  0550 1727  0605 1735
20  0617 1752  0612 1802  0558 1804  0540 1805  0530 1809  0532 1818  0540 1820  0544 1810  0543 1751  0543 1733  0551 1727  0606 1736
21  0617 1753  0612 1802  0557 1804  0540 1805  0530 1810  0532 1818  0540 1820  0544 1809  0543 1750  0543 1733  0551 1727  0606 1736
22  0617 1753  0611 1802  0556 1804  0539 1805  0530 1810  0533 1818  0540 1819  0544 1809  0543 1749  0543 1733  0552 1727  0607 1737
23  0617 1753  0611 1803  0556 1804  0539 1805  0530 1810  0533 1818  0540 1819  0544 1808  0542 1749  0543 1732  0552 1727  0607 1737
24  0617 1754  0610 1803  0555 1804  0538 1805  0530 1810  0533 1818  0540 1819  0544 1808  0542 1748  0543 1732  0553 1727  0608 1738
25  0617 1754  0610 1803  0555 1804  0538 1805  0530 1811  0533 1819  0541 1819  0544 1807  0542 1748  0543 1731  0553 1727  0608 1738
26  0617 1755  0610 1803  0554 1804  0537 1805  0530 1811  0534 1819  0541 1819  0544 1806  0542 1747  0543 1731  0554 1728  0609 1739
27  0617 1755  0609 1803  0553 1804  0537 1805  0530 1811  0534 1819  0541 1819  0544 1806  0542 1746  0544 1731  0554 1728  0609 1739
28  0617 1756  0609 1803  0553 1804  0536 1805  0530 1811  0534 1819  0541 1818  0544 1805  0542 1746  0544 1730  0555 1728  0610 1740
29  0617 1756             0552 1804  0536 1805  0530 1812  0534 1819  0541 1818  0544 1805  0542 1745  0544 1730  0555 1728  0610 1740
30  0617 1756             0552 1804  0536 1806  0530 1812  0535 1819  0542 1818  0544 1804  0542 1744  0544 1730  0555 1728  0611 1741
31  0617 1757             0551 1804             0530 1812             0542 1818  0544 1804             0544 1729             0611 1741

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Sức mạnh của khoảng trống

Sức mạnh của khoảng trống
Phạm Trần Lê

Graffiti của Banksy

Có một câu chuyện kể có một người cha mua cho con trai mình một trái bóng bay đẹp . Cậu con trai vui sướng cầm trái bóng đi bên cha nhưng chẳng may lỡ tay tuột mất sợi dây khiến trái bóng bay vụt đi. Thấy con tiếc nuối, đau khổ nhìn theo trái bóng bay xa dần, người cha an ủi : “Đừng buồn con ạ, cha sẽ mua cho con một trái bóng khác”. Lát sau, cậu bé vui vẻ vơi trái bóng mới, không còn nghĩ ngợi gì tới trái bóng đã mất nữa. Câu chuyện kết thúc với lời bàn rằng, đó là một người cha giàu có, nhưng đứa con của ông rồi sẽ nghèo túng về tinh thần.

Trong ánh mắt của đứa trẻ nhìn theo trái bóng bay xa dần có một bầu trời phóng nhiệm. Đó là khi đứa trẻ có thể bắt đầu có những cảm nhận mơ hồ nhưng rất trực quan về sự rộng lớn của thế giới, từ đó nhận ra sự hữu hạn của bản thân mình. Thế nhưng, người cha của cậu bé đã vô tình phá vỡ không gian phóng nhiệm này.

Can thiệp một cách vô thức và có hệ thống

Người cha ấy cũng như đa số người lớn chúng ta thường sợ hãi trước sự trống trải trong tâm tưởng và gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. Chúng ta xua đuổi nó bằng cách tự làm bận rộn bản thân mình với những suy nghĩ tính toán lấp đầy trong tâm trí. Tương tự như vậy, chúng ta tìm cách xua đuổi sự trống trải khỏi đầu óc con trẻ, lấp đầy tâm trí của chúng bằng những món đồ chơi. Mà nếu để ý ta thấy rằng hầu hết các món đồ chơi – từ búp bê bé xinh tới chiếc ô tô bằng nhựa nho nhỏ – đều chỉ nhằm thu nhỏ không gian trong tâm trí đứa trẻ, tạo cho nó cảm giác mình đang xâm chiếm và làm chủ không gian riêng một cách tuyệt đối. 


Tạo hóa đã ban cho con người bản năng thiên tính là cảm giác nhàm chán, nhằm giúp ta vượt thoát ra khỏi những không gian giả tạm chật hẹp. Bởi vậy, dù món đồ chơi có tinh xảo đến đâu thì đứa trẻ sớm muộn sẽ cảm thấy nhàm chán và không còn thỏa mãn với không gian hẹp mà món đồ chơi xinh xắn mang lại. Sự trống trải xâm nhập tâm trí nó, ngầm nhắc nhở rằng ở ngoài kia là một không gian rộng lớn hơn, thật hơn, tự nhiên hơn, mà sớm muộn nó phải đối diện và tìm cách thích nghi. Thế nhưng, người lớn không cho con trẻ cơ hội được thích nghi với không gian rộng lớn xa lạ ấy. Họ xua đi nỗi nhàm chán và nỗi trống trải trong đứa trẻ bằng cách tiếp tục mua về những món đồ chơi mới, cái sau cuốn hút hơn cái trước. 


Cứ như vậy, đứa trẻ trở nên nghiện cảm giác lấp đầy tâm trí. Tới một ngày kia nó chủ động tự làm bận rộn tâm trí của mình với những cám dỗ từ trò chơi điện tử, phim hoạt hình, sách comic và manga, v.v. Mặc dù các ông bố bà mẹ vẫn có thể tạo cơ hội để trẻ tìm thấy những khoảng trống (hay khoảng lặng) cần thiết, được khơi gợi trong những cuốn sách văn học phù hợp với lứa tuổi của mình. Nhưng sách văn học vốn khó cuốn hút trẻ như những thứ cám dỗ khác, và không phải ông bố bà mẹ nào cũng có thói quen chọn lọc sách đọc cho con hoặc đọc sách cùng con.


Ở góc nhìn tổng quát hơn, có thể thấy việc người lớn can thiệp vào khoảng trống trong tinh thần trẻ em là một quá trình vô thức và mang tính hệ thống. Ngay từ khi đứa trẻ chớm hình thành nhận thức, người lớn luôn tìm cách đáp ứng mọi đòi hỏi của trẻ một cách nhanh chóng nhất. Mỗi khi đứa trẻ gặp phải áp lực từ một khoảng trống trong tâm tưởng, nó sẽ đưa ra một đòi hỏi nào đó mà thường thì đơn thuần chỉ nhằm giành được sự quan tâm từ người lớn để xua đi khoảng trống mà nó đang phải đối diện. 


Thế nhưng một đứa trẻ luôn được đáp ứng các đòi hỏi sẽ dễ nhàm chán với những gì mình đang có, và giải pháp để nó đối phó với sự nhàm chán ấy là tiếp tục cầu viện những sự trợ giúp từ bên ngoài. Tâm trí của đứa trẻ bị bế tắc trong những chuỗi đòi hỏi liên tục và mất đi khả năng vượt qua khoảng trống một cách tự thân. Đứa trẻ sẽ dễ trở nên chán nản, dẫn tới bỏ cuộc trước các vướng mắc, bế tắc trong cuộc sống. Nó cũng sẽ không đủ lòng kiên nhẫn để trải nghiệm các sự vật một cách thấu đáo, và điều này làm hạn chế năng lực thấu hiểu, đồng cảm với con người và các sự vật xung quanh. 


Kiến tạo không gian để vượt qua khoảng trống


Tự thân vượt qua khoảng trống chính là một phần trong quá trình phát triển tự nhiên của mỗi con người. Nó là sự tự định vị bản thân mình nhằm vượt qua sự bối rối và hẫng hụt ban đầu khi phải đối diện với khoảng trống. Vào khoảnh khắc trái bóng của cậu bé trong câu chuyện bay vút lên không trung, hay khi một đứa trẻ nào khác đánh mất món đồ chơi yêu thích, hoặc đơn giản khi nào chúng gặp điều gì đó không vừa ý – một cú ngã khi đang chơi đùa chẳng hạn – đó là khi chúng đối diện với một thực tế mới mà chúng chưa quen trải nghiệm, một không gian xa lạ với đầy những biến hóa nằm ngoài những gì đã quen biết. Ngay trong khoảnh khắc bối rối ấy, bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy thúc đẩy đứa trẻ tự định vị bản thân, đối diện với không gian xa lạ trước mặt, và tìm cách tương tác với nó nhằm đạt được một vị thế hài hòa cân bằng.


Song hành với việc tự định vị bản thân là tiến trình tự lấp đầy khoảng trống bằng cách xây dựng cho mình một không gian nội tâm phong phú riêng. Khi đứa trẻ lắng nghe câu chuyện cổ tích, hay khi chơi cùng những món đồ chơi, đó là khi chúng đang hình thành trong tâm trí những không gian nội tâm, với các sự vật giả tưởng và xúc cảm cá nhân gắn với những sự vật ấy. Đây là một quá trình vừa tự xây, vừa tự khám phá, và liên tục được bồi bổ từ những thông tin thu nhận được trong thực tế đời sống, mà ẩn trong quá trình đó là hình dung của đứa trẻ về bản thân nó trong thế giới. 


Một thế giới nội tâm khỏe khoắn lành mạnh đòi hỏi hai yếu tố. Một là nó đủ độ phong phú để giúp đứa trẻ vượt qua áp lực từ khoảng trống mà không cần đến sự trợ giúp từ bên ngoài, đặc biệt là những can thiệp quá độ từ người lớn. Hai là nó không quá méo mó xa rời thực tế, mà phản ánh được những quy luật căn bản của đời sống, bao hàm những giá trị cần thiết như lòng yêu cái thiện, sự trung thực, lòng dũng cảm, v.v. Trong thế giới nội tâm ấy, khoảng trống không nhất thiết bị loại trừ, thậm chí cần có những khoảng trống không bao giờ nên vượt qua. Chúng chính là yếu tố giúp nuôi dưỡng ý thức cầu tiến vươn lên, những khát vọng hoài bão chinh phục các mục tiêu chưa đạt tới.


Khả năng tự tạo lập không gian một cách phong phú trong nội tâm để tự định vị mình trước những hoàn cảnh mới là chìa khóa để trẻ vững bước vào đời. Đồng thời, nó cũng là cơ sở để trẻ thấu hiểu và đồng cảm với thế giới.


Cây cầu bắc tới sự đồng cảm


Khác với quan điểm của nhà giáo dục Phạm Toàn cho rằng cần tạo ra năng lực đồng cảm ở trẻ em trước khi hướng dẫn chúng tưởng tượng về các sự vật1, người viết bài này cho rằng năng lực đồng cảm là hệ quả của năng lực hình dung ra các không gian. Nếu chúng ta không hình dung ra những không gian liên quan tới một đối tượng, thì không thể có sự đồng cảm thực sự với đối tượng đó. 


Cảm xúc của chúng ta về một cá nhân nào đấy không thể được khơi dậy đơn thuần từ những thông tin về tuổi tác, nguyên quán, nghề nghiệp, v.v, mà phải từ thân phận của người ấy, hay nói cách khác là vị thế của người đó trong không gian2, bao gồm các không gian vây bọc bên ngoài đối tượng (địa điểm, thời gian, bối cảnh, v.v) và không gian nội tâm bên trong nhân vật. Và để có những xúc cảm thấm thía hơn, chúng ta phải xâm nhập được vào khoảng trống trong tâm can họ, để biết được họ đã nỗ lực vượt qua áp lực từ khoảng trống ấy như thế nào. Không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều các tác phẩm văn học hay điện ảnh thường tạo ra mối đồng cảm gắn kết giữa công chúng độc giả với nhân vật bằng cách đẩy nhân vật vào giữa những khoảng trống đầy bất trắc và phải tìm mọi cách, mọi nỗ lực để vượt qua khoảng trống ấy nhằm tìm ra chỗ đứng của mình trong thế giới. 


Bởi vậy, yếu tố làm toát lên thần thái của những cậu bé đánh giày, bà lão nhặt phế liệu, và cũng là điều khơi dậy xúc cảm thấm thía trong chúng ta, không hẳn là ở những mô tả về sự vất vả nhọc nhằn hay những lo toan thường nhật của nhân vật, mà đôi khi lại chính là niềm vui, niềm hi vọng nhỏ bé đơn sơ của họ lóe lên sau những nỗ lực bền bỉ dồn nén. Hay yếu tố làm toát lên thần thái một người mẹ chưa chắc nằm ở những nỗ lực kiên trì chăm lo cho con cái mỗi ngày, mà đôi khi lại gói trọn trong một nét cười thoáng qua trên khóe mắt chớm có nếp nhăn. 


Thời khắc con người đối diện với khoảng trống của số phận và chớm vượt qua nó bằng sức mạnh tinh thần cũng chính là lúc phẩm chất người được toát lên mạnh mẽ nhất, và khiến chúng ta đồng cảm hơn hết. Đó cũng là lý do khiến những bản nhạc không lời, tuyệt chẳng có câu từ nào, chỉ đơn thuần gợi lên ấn tượng mơ hồ về vị thế của chủ thể trong các dạng không gian, thời gian, nhưng vẫn có thể để lại trong lòng người nghe sự lắng đọng da diết. 


Trả lại khoảng trống cho các em 


Bạn đọc có thể hỏi làm sao trẻ em có thể cảm nhận được những sắc thái tinh tế nói trên? Câu trả lời là, năng lực cảm nhận của trẻ em tinh tế hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Chẳng thế mà trong vô số những lữ khách đi qua ga tàu điện ngầm ở New York, người dành sự quan tâm đáng kể đầu tiên tới bài biểu diễn của nghệ sỹ violon tài danh Joshua Bell là một em bé 3 tuổi3.


Để tạo điều kiện giúp trẻ em phát huy và phát triển năng lực cảm nhận, hãy trả lại cho các em những khoảng trống để các em tự định vị mình và thích nghi với các môi trường khác nhau. Khi trẻ đối diện với áp lực từ khoảng trống trong tâm tưởng và đưa ra các đòi hỏi, không nên đáp ứng những đòi hỏi này ngay tức khắc. Sự bao bọc dỗ dành này của người lớn nhằm giúp trẻ đi đường tắt quay về trạng thái an toàn ban đầu sẽ chỉ khiến đứa trẻ trở nên bị động và nảy sinh tâm lý phòng thủ, tự tạo ra rào cản cho mình trong cuộc sống. Có chăng, người lớn chỉ nên cùng trò chuyện, thúc đẩy trẻ vượt qua cảm giác hẫng hụt tạm thời bằng cách tiếp tục khám phá, tìm kiếm, nhận biết những điều tích cực trong một không gian rộng mở hơn. 


Chẳng hạn, thay vì hứa hẹn mua bóng mới cho con, người cha trong câu chuyện có thể trò chuyện với con về những sự vật xung quanh trái bóng, những tán cây xanh, nóc nhà rêu mốc, những ô cửa sổ bí ẩn, về một em bé vô danh nào đó trong tưởng tượng nhặt được trái bóng sẽ trân trọng và trở thành bạn thân của trái bóng ra sao, v.v. Mục đích chính của những lời trò chuyện ấy từ người cha không nhằm an ủi em bé, mà chủ yếu kích thích trí tưởng tượng của con trẻ, tạo ra thói quen kiến tạo không gian trong tâm tưởng ở mọi tình huống, điều sẽ giúp em tự lực vượt qua khoảng trống trong những lần tiếp theo. 


Khi mà những món đồ chơi đã mất đi ánh hào quang long lanh ban đầu và trở nên nhàm chán, người lớn không nên tìm cách lấp đầy khoảng trống trong trẻ bằng cách mua tiếp những món đồ chơi mới, mà hãy cùng trẻ chơi với những món đồ chơi cũ, trò chuyện và gợi mở để trẻ xây dựng một không gian mới trong tâm tưởng, trong đó các đồ vật tưởng chừng như cũ kỹ nhàm chán được trẻ phân công cho những vai diễn mới, qua đó tạo ra một hệ thống những xúc cảm mới từ những đồ chơi cũ.


Đọc sách cùng con trẻ là biện pháp tuyệt vời để giúp trẻ thoát ra ngoài cái tôi cố hữu, tự hình dung bản thân trong những không gian bên ngoài mình, sống trong những cuộc đời khác, tâm thế khác, giúp hình thành trong các em cái nhìn sâu và rộng hơn trước mọi sự vật. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên đặt thật nhiều câu hỏi về không gian, thời gian của các đối tượng mà các em có thể quan sát trong đời thực, hình dung suy nghĩ, xúc cảm của các nhân vật và yêu cầu các em biểu đạt những xúc cảm này. Việc biểu đạt không nhất thiết bằng ngôn từ mà có thể bằng ngôn ngữ tạo hình, ví dụ có thể yêu cầu các em nói về ấn tượng sâu đậm nhất đối với một sự vật nào đó, và yêu cầu vẽ lại đúng theo ấn tượng mà các em hình dung. Không gì kích thích trí tưởng tượng và năng lực tự định vị bản thân ở trẻ em hơn việc diễn đạt bằng hình vẽ, màu sắc trên trang giấy trắng. 


Cuối cùng là dạy trẻ gắn kết bản thân mình với thế giới. Khi đứa trẻ trong trạng thái buồn chán, hoặc tỏ thái độ cố thủ trong thế giới riêng của mình và không muốn giao lưu, kết nối với bên ngoài, thì hãy tìm cách mở rộng thế giới của các em. Hướng dẫn các em tập thể dục, chăm sóc người thân, hoặc làm những việc nhà trong gia đình. Đây đều là những cách thức hiệu quả giúp tăng cường năng lực tự định vị bản thân, sự nhận biết cuộc sống một cách khách quan hơn. Dạy trẻ cảm nhận những tín hiệu trong lành của đời sống, như hơi thở của chính mình, hơi thở của người thân, để giúp các em sống trong tâm thế tự chủ, cảm thấy rõ hơn sự hiện hữu của bản thân mình và mối gắn kết với không gian xung quanh. 


Chúng ta thực hiện điều này và lắng nghe mỗi ngày. Khi trong từng lời nói, câu chào, những hành vi sinh hoạt thông thường nhất, có những chuyển biến tích cực về sắc thái biểu cảm; khi những tương tác hằng ngày trở nên tự nhiên hơn, giảm đi những ràng buộc ước lệ; khi những thay đổi trong đời sống được thích nghi bằng tinh thần đối diện và khám phá thay vì lảng tránh, cố thủ, thì đó là căn cứ rõ ràng cho thấy các em đã gắn kết và thích nghi tốt hơn với thế giới xung quanh mình. 

---
1 http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&News =5462&CategoryID=6

2 Tham khảo thêm phần Cội nguồn cảm xúc của người trong Phần 1 bài Vị thế và Không gian

http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&News=4530&CategoryID=41

3 http://urbanlegends.about.com/od/music/a/violinist_metro.htm

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Quản Lý Bản Thân

" Đây là một bài viết rất hay của một thiên tài quản trị và là bài viết xuất sắc nhất năm 1999 của Harvard Business Review. Tớ đã thử áp dụng, rồi thực hành nó hồi năm 3, và đến giờ có thể chắc chắn về chất lượng của bài viết để chia sẻ với mọi người. Đọc kỹ nhé, các bạn của tớ, 1 giờ đó sẽ rất thú vị đấy! "

QUẢN LÝ BẢN THÂN
Peter Ferdinand Drucker
Harvard Business Review, 1999

Thành công trong nền kinh tế tri thức chỉ đến với những người biết rõ bản thân họ - những mặt mạnh, những giá trị của họ, và cách tốt nhất mà họ có thể làm việc.
Chúng ta đang sống trong một kỉ nguyên của những cơ hội chưa từng có trong lịch sử. Nếu bạn có hoài bão hoặc trí thông minh, bạn có thể đạt đến đỉnh cao trong chuyên môn mà bạn đã chọn, bất chấp điểm mốc mà bạn đã xuất phát.
Nhưng cơ hội đi kèm với trách nhiệm. Các công ty trong thời đại ngày nay không quản lý công việc của nhân viên, những công nhân trí thức phải biết cách trở thành nhà quản lý của chính mình một cách hiệu quả. Điều đó phụ thuộc vào bạn có tìm cho mình một vị trí, có biết khi nào thì nên thay đổi công việc, làm việc tận tâm và năng suất trong suốt cuộc đời làm việc có thể kéo dài đến hơn 50 năm. Để làm tốt những việc trên, bạn cần có sự hiểu biết sâu sắc về bản thân - không chỉ các sở trường và sở đoản mà cả cách bạn học tập, cách bạn làm việc với những người khác, những giá trị của bạn, và nơi mà bạn có thể đóng góp nhiều nhất. Bởi vì chỉ khi bạn có thể vận dụng những khả năng của mình, bạn mới có thể đạt được thành công xuất sắc thật sự.
Lịch sử thuộc về những người thành công - một Napoleon, một Da Vinci, một Mozart - họ luôn biết cách quản lý bản thân. Nói chung, chính điều đó đã khiến họ trở thành những người thành công vĩ đại. Nhưng họ là những trường hợp ngoại lệ hiếm có, họ quá khác thường cả về tài năng và những thành tựu đạt được để có thể xếp họ vào ranh giới của những con người bình thường. Hiện nay, hầu hết chúng ta, kể cả những người có khả năng khiêm tốn nhất, đều phải học cách quản lý bản thân. Chúng ta sẽ phải học cách phát triển bản thân. Chúng ta sẽ phải học cách định vị nơi nào chúng ta có thể đóng góp nhiều nhất. Và chúng ta phải luôn giữ được sự linh hoạt và tận tâm trong suốt 50 năm làm việc, điều này có nghĩa là biết làm thế nào và khi nào phải thay đổi công việc chúng ta đang làm.

Những điểm mạnh của tôi là gì? 
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng họ biết mình có khả năng làm tốt cái gì. Họ thường xuyên sai lầm. Thường thì, mọi người biết họ giỏi ở cái gì, và thậm chí sau đó nhiều người sai hơn là đúng. Một người chỉ có thể thực hiện từ điểm mạnh của mình. Họ không thể xây dựng cách thực hiện từ những điểm yếu. Trong lịch sử, con người có ít nhu cầu biết về điểm mạnh của họ. Một người khi sinh ra đã được sắp sẵn một vị trí, và vị trí đó trong chuỗi dây chuyền lao động: con của một người nông dân thì sẽ là một nông dân; con gái của một thợ thủ công sẽ là vợ của một thợ thủ công, và cứ thế tiếp diễn. Nhưng thời đại ngày nay con người có nhiều sự lựa chọn. Chúng ta biết những mặt mạnh của mình để có thể nhận thức được chúng ta thuộc về nơi nào.
Cách duy nhất để khám phá sức mạnh của bạn là qua phân tích những thông tin phản hồi. Bất cứ khi nào bạn phải ra một quyết định hay một hành động quan trọng, hãy viết ra những gì bạn mong muốn sẽ xảy ra. Chín hay mười hai tháng sau, so sánh kết quả thực sự với mong muốn của bạn trong quá khứ.
Tôi đã thực hành biện pháp này từ 15 đến 20 năm nay, và mỗi khi tôi thực hiện biện pháp này, tôi đều phải ngạc nhiên. Phân tích thông tin phản hồi đã chứng minh cho tôi thấy rằng tôi có sự thấu hiểu trực giác với những người làm trong lĩnh vực kĩ thuật, dù rằng họ là những kĩ sư, kế toán viên hay nhà nghiên cứu thị trường. Biện pháp này cũng chứng minh rằng tôi không hùa theo đa số.
Phân tích thông tin phản hồi chẳng có gì mới mẻ cả. Biện pháp này được phát minh vào khoảng thế kỷ 14 bởi một nhà thần học người Đức không mấy tiếng tăm và 150 năm sau, được phân tích một cách ngẫu nhiên bởi John Calvin và Ignatius của vùng Loyola. Cả hai người đã tích hợp phương pháp này trong thực hành thực hiện bởi những người theo sau. Trên thực tế, chính việc tập trung phân tích hành động và kết quả của thói quen phân tích phản hồi giải thích tại sao những tổ chức do hai người đàn ông này sáng lập, nhà thờ Calvinist và dòng tu Jesuit, đã thống trị của Châu Âu trong suốt 30 năm.
Hãy thực hành bền bỉ, phương pháp đơn giản này sẽ chỉ cho bạn thấy đâu là những điểm mạnh của mình chỉ trong khoảng thời gian khá ngắn, có lẽ 2 hoặc 3 năm. Đây chính là điều quan trọng nhất bạn nên biết. Phương pháp này sẽ chỉ cho bạn rằng bạn đang làm cái gì và thất bại khi làm cái gì đã ngăn cản bạn có được những ích lợi cao nhất trong khả năng. Biện pháp này cũng chỉ ra bạn đặc biệt không có khả năng ở lĩnh vực nào. Và cuối cùng, nó cũng chỉ ra lĩnh vực nào bạn chẳng có khả năng và do đó không thể tiếp tục với lĩnh vực đó.
Một vài gợi ý hành động sau khi quá trình phân tích thông tin phản hồi.
Đầu tiên và quan trọng nhất là hãy tập trung vào những mặt mạnh của mình. Hãy đặt bản thân vào những nơi bạn có thể phát huy tối đa kết quả.
Thứ hai, hãy làm việc để cải thiện những điểm mạnh của mình hơn nữa. Những phân tích sẽ nhanh chóng cho biết chỗ nào bạn cần cải thiện các kỹ năng hoặc đòi hỏi thêm các kỹ năng mới. Biện pháp này còn chỉ ra những thiếu sót trong kiến thức của bạn và những kiến thức đó thường có thể tiếp tục được bổ sung thêm. Tài năng toán học là bẩm sinh, nhưng tất cả mọi người đều có thể học lượng giác.
Thứ ba, hãy tìm ra nơi nào mà sự tự mãn về tri thức đang khiến bạn không thể nhận ra sự ngu dốt của mình và hãy vượt qua sự tự mãn đó. Có quá nhiều người - đặc biệt là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình - coi thường những tri thức thuộc ngành khác hoặc họ tin rằng kiến thức uyên thâm trong một lĩnh vực có thể thay thế cho tri thức ở các lĩnh vực khác. Ví dụ như những kĩ sư hàng đầu có xu hướng tự hào khi mình chẳng biết một chút nào về con người. Họ tin rằng, con người là sinh vật quá vô tổ chức đối với trí tuệ kĩ thuật. Ngược lại, những chuyên gia nguồn nhân lực lại tự hào về bản thân khi họ chẳng biết gì về kế toán cơ bản hoặc những phương pháp định lượng. Nhưng tự hào về sự ngu dốt của mình là tự lừa phỉnh mình mà thôi. Hãy tích luỹ những kỹ năng và kiến thức bạn cần để nhận thức một cách đầy đủ nhất những điểm mạnh của bạn.
Việc sửa chữa những thói quen xấu của bạn - những việc bạn làm hoặc làm nhưng thất bại đã ngăn cản sự hiệu quả và thành công của bạn - cũng quan trọng không kém. Những thói quen xấu này sẽ nhanh chóng bị phát hiện trong thông tin phản hồi. Ví dụ như, một nhà hoạch định có thể nhận ra dự án tuyệt hảo của mình thất bại bởi vì anh ta không theo dõi dự án một cách toàn diện. Giống như nhiều người xuất sắc khác, anh ta tin rằng với ý tưởng người ta có thể dời non lấp bể. Nhưng chính máy ủi đất mới dịch chuyển được núi, những ý tưởng chỉ ra nơi nào xe ủi đất nên đến làm việc. Nhà hoạch định này phải biết rằng công việc còn chưa xong khi kế hoạch chưa hoàn thành. Anh ta phải tìm ra người sẽ thực hiện kế hoạch và giải thích kế hoạch cho người mới. Anh ta phải thích nghi và thay đổi kế hoạch trong quá trình thực tế. Và cuối cùng, anh ta phải quyết định khi nào thì nên dừng việc thực thi dự án.
Đồng thời, phân thích thông tin phản hồi cũng cho thấy khi nào vấn đề này thiếu một cách thức ứng xử thích hợp để xử lý. Cách thức ứng xử là dầu bôi trơn cho cả một tổ chức. Quy luật tự nhiên là ma sát sẽ xuất hiện khi hai vật thể đang chuyển động tiếp xúc với nhau. Cách ứng xử - đơn giản như nói "làm ơn" và "cảm ơn" và việc nhớ tên một người hay hỏi thăm gia đình người đó - làm cho hai người có thể làm việc chung với nhau và liệu rằng họ có ưa người kia hay không. Những cá nhân xuất sắc, đặc biệt là những cá nhân trẻ xuất sắc, thường không hiểu điều này. Nếu như các phân tích chỉ ra rằng khi công việc đòi hỏi sự hợp tác với người khác, ai đó xuất sắc nhưng thất bại hết lần này đến lần khác, thì rất có thể đâu đó thiếu đi sự nhã nhặn, thiếu đi một cách ứng xử đúng mực.
Việc so sánh mục tiêu bạn hy vọng với kết quả thực tế cũng chỉ ra cái gì không nên làm. Chúng ta đều có vô số những lĩnh vực mà chúng ta không có khả năng hay kỹ năng hoặc thậm chí chẳng có cơ hội trở thành một người trung bình trong lĩnh vực đó. Trong những lĩnh vực này, một cá nhân - đặc biệt trong trường hợp một công nhân tri thức - không nên nhận làm. Một người nên nỗ lực càng ít càng tốt khi cố cải thiện những lĩnh vực mà mình chẳng có khả năng. Việc cải thiện từ yếu kém lên hạng trung bình làm tiêu tốn nhiều năng lượng và khối lượng công việc lớn hơn nhiều việc cải thiện khả năng làm việc tốt nhất của bạn lên hạng xuất sắc. Tuy nhiên vẫn có nhiều người - đặc biệt là hầu hết các giáo viên và hầu hết các tổ chức - tập trung vào biến những người hạng yếu kém trong một lĩnh vực nào đó lên hạng trung bình. Thay vào đó năng lượng, các nguồn lực và thời gian nên được đầu tư biến một người có khả năng thành một ngôi sao chói sáng trong lĩnh vực của họ.

Tôi thực hiện bằng cách nào? 
Điều ngạc nhiên là hầu như không ai biết cách thức họ làm việc. Thực tế, hầu hết chúng ta thậm chí còn không biết rằng những người khác nhau thì cách họ thực thi công việc cũng khác nhau. Quá nhiều người làm việc theo cách không phải của họ, và điều đó hầu như chắc chắn không mang lại kết quả nào cả. Đối với những công nhân tri thức, "Tôi thực hiện bằng cách nào?" có lẽ còn quan trọng hơn cả câu hỏi "điểm mạnh của tôi là gì?"
Cũng giống như những điểm mạnh của một cá nhân, cách thức mà một cá nhân thực hiện cũng là độc nhất vô nhị. Đó là vấn đề cá tính. Liệu rằng cá tính có được do tự nhiên hay do nuôi dạy, thì ta đều có thể chắc chắn rằng cá tính cũng đã được hình thành rất lâu trước khi chúng ta bắt đầu làm việc. Và cách thức cá nhân hành động cũng giống như việc cá nhân có khả năng hay không có khả năng làm gì đã được xác định từ trước. Cách thức một người hành động có thể thay đổi đôi chút nhưng cách thức đó không có khả năng thay đổi hoàn toàn một cách dễ dàng. Giống như việc con người đạt được thành công khi họ làm cái mà họ có thể làm tốt, họ cũng sẽ thành công khi làm việc theo cách mà họ có thể hành động tốt nhất. Một vài đặc điểm tính cách thông thường sẽ quyết định cách thức một người hành động.

Tôi là một người học theo phương pháp đọc hay phương pháp nghe? 
Điều đầu tiên nên biết là bạn là người theo phương pháp đọc hay phương pháp nghe. Quá ít người biết họ là người theo phương pháp đọc, nghe hay một số hiếm người là cả hai. Thậm chí số lượng người còn ít ỏi hơn khi họ có thể xác định mình thuộc nhóm nào. Một số ví dụ sau sẽ chỉ ra sự thiếu hiểu biết này có thể gây hậu quả tai hại ra sao.
Khi Dwight Eisenhower là Tổng chỉ huy của lực lượng quân Đồng minh ở Châu Âu, ông ta là "người tình của báo chí". Các cuộc họp báo của ông được biết đến rộng rãi vì phong cách của ông - tướng Eisenhower thể hiện một khả năng kiểm soát hoàn hảo những những câu hỏi ông được hỏi, và ông có thể miêu tả một tình huống hay giải thích một chính sách trong 2 hay 3 từ hoa mỹ và những câu tao nhã. Mười năm sau, cũng chính người phóng viên đã từng ngưỡng mộ Eisenhower đã công khai khinh thường Tổng thống Eisenhower. Họ phàn nàn Eisenhower chẳng bao giờ trả lời được câu hỏi nào, mà chỉ nói lung tung không dứt về một chủ đề nào đó. Và những phóng viên liên tục chế giễu ông vì làm hỏng cả tiếng Anh với những câu trả lời không mạch lạc và sai ngữ pháp.
Eisenhower hiển nhiên không biết ông ta là một người theo phương pháp đọc hay theo phương pháp nghe. Khi ông ta là Tổng chỉ huy ở Châu Âu, những người trợ giúp cho ông phải chắc chắn rằng mỗi câu hỏi của cuộc họp báo sẽ được trình bày bằng văn bản ít nhất một tiếng rưỡi trước khi cuộc họp bắt đầu. Khi đó Eisenhower hoàn toàn làm chủ tình thế. Khi ông ta trở thành Tổng thống, ông ta đã vượt qua hai người theo phương pháp nghe, Franklin D.Roosevelt và Harry Truman. Cả hai người đàn ông này đều biết mình là những người theo phương pháp nghe và cả hai đều thích những cuộc họp báo công khai cho tất cả mọi người. Eisenhower có lẽ cảm thấy ông ta phải làm cái mà hai người tiền nhiệm của mình đã làm. Và kết quả là ông ta chưa bao giờ nghe được câu hỏi đặt ra của các phóng viên. Eisenhower vẫn chưa phải ví dụ điển hình nhất cho trường hợp ai không phải là người biết cách nghe.
Một vài năm sau, Lyndon Johnson huỷ hoại chức vị Tổng thống của mình, chủ yếu là do ông ta không biết mình là một người theo phương pháp nghe. John Kennedy, người tiền nhiệm của Johnson là một theo phương pháp đọc, người đã kết hợp được một nhóm xuất chúng những người theo phương pháp viết làm trợ lý cho mình. Những người này đảm bảo chắc chắn là họ sẽ viết cho Kennedy trước khi thảo luận trực tiếp về những thứ cần thiết. Johnson vẫn giữ những người này trong đội ngũ của mình - và họ vẫn tiếp tục viết. Hiển nhiên là ông ta chẳng bao giờ hiểu một từ lẻ trong số những thứ mà đội trợ lý viết. Tuy nhiên, với tư cách là một thượng nghị sĩ, Johnson vẫn vượt lên trên, vì những người trong quốc hội cần thiết phải là những người biết cách nghe.
Rất ít người theo phương pháp nghe lại có thể biến mình thành một người có khả năng đọc - và cũng đúng trong trường hợp ngược lại. Những người theo phương pháp nghe mà cố theo cách của người theo phương pháp đọc sẽ cũng chịu chung số phận như Lyndon Johnson, trong khi những người theo phương pháp đọc lại cố gắng trở thành một người theo phương pháp nghe sẽ chịu số phận giống như Dwight Eisenhower. Họ sẽ không thể hành động cũng như đạt được kết quả gì.

Tôi học tập theo phương pháp nào? 
Điều quan trọng thứ hai để biết cách một người hành động là tìm hiểu cách họ học tập. Rất nhiều học giả hàng đầu - Winston Churchill là một ví dụ điển hình về việc học hành kém cỏi ở trường. Những người như vậy thường có ký ức trường học là nơi tra tấn. Tuy nhiên rất ít bạn đồng trang lứa với họ suy nghĩ như vậy. Họ có thể không thích trường học lắm, nhưng điều tồi tệ nhất mà họ phải chịu đựng là sự buồn chán. Điều này được giải thích theo một quy luật những học giả này không học bằng cách lắng nghe và đọc. Họ học bằng cách viết. Bởi vì trường học không cho phép họ học theo cách này nên họ bị điểm kém.
Người ta tổ chức trường học khắp mọi nơi trên một giả thiết là chỉ có một cách duy nhất để học và đó là cách chung cho tất cả mọi người. Việc bị bắt học theo cách mà trường học dạy là địa ngục cho những sinh viên học theo cách khác cách mà họ được dạy. Trên thực tế, có khoảng nửa tá cách học khác nhau.
Có những người giống như Churchill học bằng cách viết ra. Một số người học bằng những ký tự phong phú. Ví như Beethoven để lại số lượng bản phác thảo khổng lồ, tuy nhiên ông lại nói ông chưa bao giờ thực sự nhìn vào những bản phác thảo này khi ông sáng tác. Khi được hỏi tại sao ông ta lại làm vậy, theo các tài liệu ghi lại ông đã trả lời: "Nếu tôi không viết những thứ mình nghĩ ra ngay lập tức, tôi sẽ quên ngay. Nếu tôi để những ý tưởng của mình vào một sổ bản thảo, tôi sẽ không bao giờ quên chúng và tôi cũng chẳng phải xem lại chúng lần thứ hai". Một vài người học bằng cách hành động, một số khác lại học bằng cách tự lắng nghe bản thân mình nói.
Tôi biết một tổng giám đốc, người đã biến một công việc kinh doanh gia đình quy mô nhỏ và trung bình thành một công ty dẫn đầu trong ngành là một người học theo bằng cách nói. Ông ta có thói quen triệu tập cả hội đồng cấp cao trong công ty vào văn phòng mình một lần một tuần, sau đó ông diễn thuyết với họ trong 2 hay 3 tiếng đồng hồ. Ông ta sẽ xây dựng các chính sách và tự lập luận trên lập trường ba bên khác nhau cùng một lúc. Ông này hiếm khi hỏi ý kiến hay thắc mắc của những người liên quan, ông ta chỉ đơn giản là cần khán giả nghe mình nói. Đó chính là cách ông ta học tập. Và mặc dù ông ta là một ví dụ khá kì lạ, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc học tập bằng phương pháp nói một mình là một phương pháp kì lạ. Những luật sư thành công, cũng như những người thầy thuốc chuẩn đoán bệnh tầm thường khác (giống như tôi) cũng học bằng cách như trên.
Trong tất cả các mảng của vấn đề tự học, việc hiểu cách thức mà bạn học tập là việc dễ tìm ra nhất. Khi tôi hỏi mọi người "bạn học như thế nào?" hầu hết họ đều trả lời được. Nhưng khi tôi hỏi "bạn có thực hành dựa trên cách học của mình không?", rất hiếm người trả lời có. Mặc dù việc thực hành dựa trên cách học là yếu tố quan trọng để đạt thành công, hay ngược lại, đi trái lại với cách học của mình, một người sẽ gặp thất bại.
Tôi là người học theo phương pháp đọc hay nghe? Và tôi học theo phương pháp nào? Là những câu hỏi đầu tiên. Nhưng các câu hỏi này không phải là những câu hỏi duy nhất. Để quản lý bản thân một cách hiệu quả, bạn cũng phải tự hỏi, tôi làm việc tốt với những người thế nào, hay tôi thích làm việc đơn độc? Và nếu bạn làm việc tốt với người khác, câu hỏi tiếp theo cần đặt ra là, bạn làm tốt điều đó trong những mối quan hệ như thế nào?
Một vài người làm tốt nhất khi họ làm trợ lý cho người khác. Tướng George Patton, anh hùng quân đội của nước Mỹ những năm chiến tranh thế giới thứ II, là một ví dụ điển hình. Patton là chỉ huy quân đội cao nhất của Mỹ. Tuy nhiên khi ông được giao nhiệm vụ là một chỉ huy độc lập, Tướng George Marshall, đại tư lệnh - và có lẽ là người có tài nhìn người nhất trong lịch sử nước Mỹ - đã nhận định "Patton là trợ lý tốt nhất mà lực lượng quân đội Mỹ từng đào tạo, nhưng ông ta sẽ là vị chỉ huy kém cỏi nhất”.
Một vài người làm việc hiệu quả nhất khi hoạt động theo nhóm. Một số khác lại làm tốt nhất khi làm việc một mình. Một số người ngoại lệ lại có tài chỉ huy hay dẫn dụ người khác, số khác thì không phù hợp với việc chỉ huy.
Một câu hỏi quan trọng khác là tôi sẽ hành động tốt nhất trong tư cách là người ra quyết định hay một nhà tư vấn? Một số cá nhân xuất sắc có thể làm tốt vai trò của một "quân sư" nhưng không thể chịu được áp lực và gánh nặng trong vai trò của một người ra quyết định. Ngược lại đa số người khác lại cần một nhà tư vấn để hối thúc họ phải suy nghĩ, sau đó họ có thể đưa ra quyết định và hành động nhanh chóng một cách tự tin và dũng cảm.
Đó cũng là một lý do tại sao những người đứng vị trí thứ hai trong một tổ chức thường thất bại khi được đề bạt lên vị trí đứng đầu. Vị trí đứng đầu cần một người biết ra quyết định. Những người có thể ra quyết định mạnh mẽ thường cần một người họ tin cậy đứng vào vị trí thứ hai để tư vấn cho họ - và ở vị trí này, người thứ hai toả sáng. Nhưng trong vị trí của người đứng đầu, họ lại thất bại. Anh ta biết lựa chọn nào thì đúng nhưng lại không thể chịu được những trách nhiệm khi phải thực hiện lựa chọn đó.
Một số câu hỏi quan trọng khác gồm, tôi có hành động tốt khi phải chịu nhiều áp lực, hay tôi có cần một môi trường hoạt động đã được thiết kế sẵn và có khả năng dự đoán được? Tôi thực thi nhiệm vụ tốt nhất trong một tổ chức quy mô lớn hay nhỏ? Số người làm việc tốt trong tất cả các loại môi trường rất hiếm hoi. Tôi đã từng chứng kiến nhiều cảnh những người đã từng thành công lẫy lừng trong các tổ chức lớn nhưng lại thất bại thảm hại khi họ chuyển sang những tổ chức nhỏ hơn. Điều ngược lại cũng đúng.
Tôi cần phải nhắc lại những kết luận: Bạn đừng cố gắng thay đổi bản thân mình - bạn sẽ không thành công đâu. Nhưng hãy chú tâm vào cải thiện cách mà bạn có thể hành động. Và đừng cố nhận những công việc mà bạn không thể thực hiện hoặc sẽ làm rất dở trong những lĩnh vực đó.

Những giá trị của tôi là gì? 
Để quản lý bản thân, cuối cùng bạn sẽ phải thắc mắc, những giá trị của tôi là gì? Đây hoàn toàn không phải là một câu hỏi về đạo đức. Xét trên khía cạnh đạo đức, quy tắc là chung cho tất cả mọi người, và câu hỏi được trả lời một cách dễ dàng. Tôi sẽ gọi đây là "bài kiểm tra soi gương". Trong những năm đầu của thế kỷ XX, nhà ngoại giao đáng kính nể nhất mọi thời đại là một đại sứ người Đức ở London. Số phận đã định ông ta phải làm những điều kì vĩ, ít nhất trở thành bộ trưởng ngoại giao đại diện cho quốc gia, nếu ông ta không làm thủ tướng. Tuy nhiên đến năm 1906, ông ta đột nhiên từ chối tham gia bữa tối tổ chức bởi các quan chức ngoại giao cho ngài Edward VII. Ông vua này nổi tiếng không đứng đắn và muốn thể hiện bữa tiệc theo ý mình. Người ta ghi lại lời nhà ngoại giao "tôi từ chối không nhìn thằng ma cô trong gương soi vào buổi sáng khi tôi cạo râu".
Đó là "bài kiểm tra soi gương". Đạo đức đòi hỏi bạn hãy tự hỏi bản thân mình, bạn muốn nhìn thấy mình là loại người nào khi bạn soi gương vào buổi sáng? Cái gì là chuẩn mực đạo đức trong một tổ chức này thì cũng đúng cho các tổ chức khác. Nhưng đạo đức chỉ là một phần của hệ thống giá trị - đặc biệt đối với hệ thống giá trị của một tổ chức.
Một người có thể gặp bế tắc hoặc không thể hành động khi làm việc trong một tổ chức có hệ giá trị không thể chấp nhận hoặc không tương thích với hệ giá trị của riêng anh ta.
Hãy cân nhắc kinh nghiệm sau của một nhà tuyển dụng nhân sự, người đã làm việc trong một công ty nhỏ và được sáp nhập vào một tổ chức lớn hơn. Sau sự kiện sáp nhập, người ta thăng chức cho cô vào vị trí mà cô có thể làm tốt nhất, công việc bao gồm tuyển chọn những người phù hợp cho những vị trí quan trọng. Nhà tuyển dụng nhân sự nọ tin tưởng tuyệt đối rằng một công ty chỉ nên tuyển dụng nhân lực bên ngoài sau khi đã chắc chắn tất cả các khả năng không tìm được nhân sự bên trong công ty. Nhưng công ty mới của cô lại tin rằng đầu tiên phải đi tìm những người bên ngoài công ty.
Theo kinh nghiệm của tôi, xét trên cả hai cách tiếp cận vấn đề, cách thích hợp nhất là kết hợp cả hai. Tuy nhiên, hai cách tiếp cận này lại hoàn toàn trái ngược nhau, không phải chính sách trái ngược mà là hệ giá trị trái ngược. Hai cách này cho thấy những quan điểm về mối quan hệ giữa tổ chức và nhân công là khác nhau, quan điểm khác nhau về trách nhiệm của một tổ chức đối với nhân viên và khả năng phát triển của nhân viên, và quan điểm khác nhau về sự đóng góp quan trọng nhất của một cá nhân với một doanh nghiệp. Sau vài năm bế tắc, nhà tuyển dụng nọ bỏ việc - chịu một số thua thiệt về tài chính. Hệ giá trị của cô ấy đơn giản là không tương thích với hệ giá trị của công ty.
Tương tự, liệu một công ty dược phẩm nên cố đạt thành tựu bằng những cải tiến dần dần và nhỏ hay là thực hiện những đột phá mới mẻ, đắt đỏ và liều lĩnh không đơn giản chỉ là một vấn đề kinh tế. Kết quả của cả hai chiến lược có thể cũng giống nhau. Xét sâu hơn, đó là sự xung đột giữa hệ giá trị của vai trò một công ty phải giúp những dược sĩ làm tốt hơn những gì họ đang làm và hệ giá trị hướng tới những đột phá khoa học mới.
Liệu rằng một doanh nghiệp nên chú tâm vào những kết quả ngắn hạn hay tập trung vào kết quả dài hạn cũng chính là một câu hỏi về hệ giá trị. Những nhà phân tích tài chính tin rằng một công việc kinh doanh có thể thực hiện tốt đồng thời cả hai việc đó. Những doanh nhân thành công thậm chí còn biết điều đó rõ hơn. Để đảm bảo chắc chắn, một công ty phải đạt được kết quả trong ngắn hạn. Nhưng để cân nhắc giữa những kết quả trong ngắn hạn và tăng trưởng trong dài hạn, mỗi công ty sẽ có những ưu tiên riêng cho từng mục tiêu. Đây không đơn giản chỉ là một tranh luận về kinh tế, mà cơ bản, đó là sự đối lập liên quan đến vai trò của công việc kinh doanh và trách nhiệm của sự quản lý.
Sự xung đột về giá trị không giới hạn trong một tổ chức kinh doanh. Một trong những những nhà thờ phát triển nhanh nhất ở Mỹ có cách xác định mức độ thành công bằng số lượng giáo dân mới. Những nhà lãnh đạo nhà thờ cho rằng vấn đề chính là bao nhiêu thành viên mới gia nhập giáo hội. Chúa sẽ đáp ứng những mong muốn tinh thần, ít nhất là phần trăm số lượng những nhu cầu. Một giáo phái khác, phái Phúc Âm lại tin rằng điều quan trọng là sự tăng trưởng trong tinh thần con người. Nhà thờ Phúc Âm sẽ gạch tên của những thành viên mới, những người tham gia nhưng không đạt được những yêu cầu về mặt tinh thần.
Lại một lần nữa, vấn đề không nằm ở số lượng. Đầu tiên ai cũng nghĩ rằng nhà thờ thứ hai sẽ phát triển chậm hơn. Nhưng nó lại giữ số lượng lớn những thành viên mới hơn là nhà thờ thứ nhất. Nói cách khác, sự tăng trưởng của nhà thờ thứ hai bền vững hơn. Đây không phải vấn đề lý thuyết, cũng không phải vấn đề mà bạn có thể xem nhẹ. Đó là vấn đề về hệ giá trị. Trong một cuộc tranh luận công khai, một giáo sỹ đã lý luận rằng, "Trừ khi bạn đã đến nhà thờ dù chỉ một lần, bạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy cánh cổng dẫn đến Thiên đường""Không" một người khác phủ nhận. "Cho đến khi bạn lần đầu tiên thực sự tìm kiếm cánh cổng lên Thiên đường, bạn sẽ không thuộc về nhà thờ".
Cũng giống như con người, một tổ chức cũng có những giá trị. Những giá trị của cá nhân phải phù hợp với giá trị của tổ chức để cá nhân đó có thể làm việc hữu ích trong tổ chức. Những hệ giá trị đó không cần phải trùng khít lên nhau, nhưng nên đủ tương đồng để cùng tồn tại. Nếu không cá nhân sẽ lâm vào bế tắc và cũng chẳng làm được thành tựu gì.
Những điểm mạnh của một cá nhân và cách thức cá nhân đó hành động hiếm khi xung đột với nhau; chúng bổ sung cho nhau. Nhưng đôi khi có sự xung đột giữa hệ giá trị của cá nhân và những điểm mạnh của anh ta. Những việc mà một người làm tốt, thậm chí làm xuất sắc và rất thành công có thể lại không tương thích với hệ giá trị của anh ta. Trong trường hợp đó, công việc đó có vẻ như chẳng đáng để anh ta cống hiến cả đời (hay ít nhất là phần lớn cuộc đời).
Tôi xin mạn phép bạn đọc khi nói đến một ví dụ của cá nhân tôi. Nhiều năm trước, tôi cũng phải đứng trước quyết định giữa những giá trị và cái mà tôi đang thực hiện rất thành công. Tôi đang làm rất tốt với vị trí của một nhà đầu tư ngân hàng ở London giữa những năm 1930, công việc này hẳn nhiên là rất phù hợp với khả năng của tôi. Tuy nhiên tôi lại chẳng thấy mình có thể đóng góp gì hữu ích với tư cách là một giám đốc quản lý tài sản. Tôi nhận thấy, con người là những giá trị của anh ta, và tôi thấy chẳng lợi lộc gì khi là con ma giàu nhất nghĩa địa. Tôi chẳng có tiền và cũng chẳng có hi vọng thăng tiến nào. Thay vì tiếp tục tình trạng suy nhược, tôi bỏ việc - và tôi đã làm đúng. Nói cách khác, hệ giá trị nên được coi là bài kiểm tra tối quan trọng.

Tôi thuộc về nơi nào? 
Rất ít người biết ngay từ đầu nơi mà họ thuộc về. Những nhà toán học, nhạc sĩ, đầu bếp thường xuyên là nhà toán học, nhạc sĩ hay đầu bếp từ khi họ bốn hay năm tuổi. Những nhà vật lý thường quyết định nghề nghiệp tương lai khi họ là thiếu niên, thậm chí còn sớm hơn. Nhưng hầu hết mọi người, đặc biệt là những người có khả năng thiên phú, không thực sự biết họ thuộc về nơi nào cho đến khi họ đã đi qua cái tuổi 25. Tuy nhiên, ở cái tuổi đó, họ nên biết câu trả lời của mình cho ba câu hỏi: Những mặt mạnh của tôi là gì? Tôi hành động theo cách thức nào? Và hệ giá trị của tôi là gì? Và sau đó họ có thể quyết định và nên quyết định vị trí của họ.
Cũng tương tự như vậy, con người nên tự quyết định họ không thuộc về nơi nào. Khi một cá nhận nhận ra anh ta không thể hoàn thành tốt trong một tổ chức lớn thì anh ta cũng nên học cách từ chối vị trí đó. Một người hiểu rằng anh ta không phải là người có thể chịu trách nhiệm với các quyết định thì anh ta cũng nên học cách từ chối được bổ nhiệm vào vị trí của người đưa ra các quyết định. Tướng Patton (người có lẽ chưa bao giờ hiểu bản thân mình) đáng nhẽ nên học cách từ chối làm một tướng chỉ huy độc lập.
Việc biết câu trả lời cho những câu hỏi trên giúp một cá nhân có thể đồng ý với một cơ hội, một lời đề nghị hoặc một bổ nhiệm, là việc quan trọng không kém, "Vâng, tôi sẽ làm việc đó. Nhưng tôi sẽ làm việc đó theo cách của mình. Đó là cách mà công việc sẽ được thiết kế. Đó là cách các mối quan hệ được thiết lập. Đó là những kết quả mà ông nên kỳ vọng ở tôi trong giai đoạn này, bởi vì đó là con người tôi".
Một sự nghiệp thành công không được lên kế hoạch trước. Mà sự nghiệp đó thành công khi con người ta biết chuẩn bị cho những cơ hội bởi vì họ biết sức mạnh, phương pháp làm việc và hệ giá trị của mình. Việc nhận thức ra nơi bạn thuộc về có thể sẽ biến một con người bình thường - chăm chỉ làm việc và có năng lực trung bình - trở thành một người thành công xuất sắc.

Tôi nên đóng góp cái gì? 
Xuyên suốt lịch sử, phần lớn con người chẳng bao giờ hỏi "Tôi nên đóng góp cái gì?". Người khác bảo họ nên đóng góp cái gì, và nhiệm vụ của họ là cống hiến cho công việc hoặc chứng minh kỹ năng hoàn hảo của mình - đối với các nghệ nhân – làm việc giống như những người phụ thuộc. Cho đến tận ngày nay, hầu hết mọi người đều cho rằng việc mình là trợ lý và làm những gì mình được phân công là điều hiển nhiên. Thậm chí đến những năm 1950 và 1960, những công nhân tri thức mới (những người được coi là người của tổ chức) vẫn phụ thuộc vào bộ phận nhân sự lên kế hoạch cho công việc của họ. Cuối những năm 60, không ai muốn bị sai bảo phải làm gì nữa. Những con người mới bắt đầu đặt ra câu hỏi, tôi muốn làm gì?
Và câu trả lời họ tìm thấy cho phương thức để cống hiến là "làm việc của chính bạn". Nhưng giải pháp này cũng sai lầm như chính những công nhân tri thức này đã từng. Rất ít người tin rằng làm việc của chính mình sẽ đóng góp cho tổ chức, đạt được thành công, thành tựu.
Nhưng chúng ta vẫn chưa có kết quả cho cách trả lời cũ là chấp nhận làm những gì bạn được phân công. Những công nhân tri thức đặc biệt là phải học cách hỏi những câu hỏi chưa ai hỏi trước đó: "Tôi nên cống hiến cái gì?". Để trả lời câu hỏi này, họ nên chú tâm vào ba yếu tố cơ bản: "Tình huống này yêu cầu những gì?", "Với những sở trường, cách thức làm việc và những giá trị của tôi, tôi có thể đóng góp cho cái gì nhiều nhất và tôi cần làm gì?". Cuối cùng, "Tôi cần đạt những kết quả thế nào để có sự khác biệt?".
Bây giờ chúng ta sẽ xét đến những kinh nghiệm của những nhà quản lý bệnh viện mới được bổ nhiệm. Một bệnh viện lớn và danh giá, nhưng danh tiếng trong 30 năm nay của nó đang trượt dốc. Một nhà quản lý mới quyết định trách nhiệm của ông ta là phải thiết lập tiêu chuẩn cho việc hoàn thành xuất sắc trong một lĩnh vực quan trọng trong thời gian hai năm. Ông ta chọn tập trung vào những phòng cấp cứu, những phòng to, ướt át và bẩn thỉu. Ông ta ra quyết định một bệnh nhân vừa được đưa vào phòng cấp cứu phải có được sự chăm sóc của một y tá đạt tiêu chuẩn trong vòng 60 giây. Chỉ trong vòng 12 tháng, phòng cấp cứu của bệnh viện trở thành hình mẫu cho tất cả các bệnh viện khắp nước Mỹ, và trong vòng 2 năm tiếp theo, cả bệnh viện này hoàn toàn thay đổi.
Như chúng ta có thể thấy trong ví dụ này, hiếm khi người ta có thể đạt thành công khi mong chờ quá xa xôi. Một kế hoạch thường dài 18 tháng vẫn rõ ràng, hợp lý và chi tiết. Vì thế câu hỏi trong tất cả các trường hợp nên là, nơi nào và làm như thế nào để tôi có thể đạt kết quả, làm nên sự khác biệt trong vòng một năm rưỡi? Câu trả lời nên cân bằng một vài yếu tố. Đầu tiên, mục tiêu đạt được nên khó khăn để thực hiện - theo cách nói thời thượng bây giờ, các mục tiêu này cần được "duỗi ra". Nhưng chúng cũng cần có cơ sở bên trong. Hướng vào những mục tiêu mà không thể hoàn thành - hoặc trong những trường hợp hầu như không tưởng - thì không phải là hoài bão mà chỉ là một sự ngu ngốc. Thứ hai, các mục tiêu cần đạt tới nên có ý nghĩa nào đó. Các mục tiêu này làm nên sự khác biệt. Cuối cùng, kết quả nên nhìn thấy được, và nếu có thể thì nên đo lường được. Từ những mong muốn trên, ta có một chuỗi các hành động: Tôi phải làm gì, tôi nên bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào, và những mục tiêu và hạn chót để hoàn thành mục tiêu là khi nào.